NGHỀ ĐAN LỤC BÌNH VĨNH LONG

26/06/2024

Nghề đan lục bình là một nghề thủ công truyền thống của người dân ở nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ nói chung và Vĩnh Long nói riêng. Nghề đan lục bình đã có từ lâu đời, nhưng chỉ mới được phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng các sản phẩm đan bằng lục bình ngày càng tăng, đặc biệt là từ các du khách nước ngoài.

Nghề đan lục bình ở Vĩnh Long đã hình thành trên 20 năm tập chung các xã Ngãi Tứ, Bình Ninh của huyện Tam Bình, và Đông Bình thuộc thị xã Bình Minh,… với bàn tay khéo léo của các cô, dì,bà những sản phẩm từ cây lục bình đã được tạo ra với những mẫu mã đẹp và lạ mắt.

Nhờ vào đặc tính của cây lục bình là một loại cây thủy sinh có thân mập, lá hình trái xoan, hoa màu tím nhạt, có thân mềm, dễ uốn nắn, dẻo khi được phơi khô nhờ vào đó lục bình được chọn làm nguyên liệu cho nghề đan. Các sản phẩm đan bằng lục bình rất đa dạng, có thể kể đến như giỏ lục bình có nắp đa năng, thảm tròn, đôn lục bình, nón, đồ trang trí,... Các sản phẩm này được làm rất tinh xảo và đẹp mắt, có giá trị cao về mặt thẩm mỹ và giá trị sử dụng.

Phơi lục bình

Với phương pháp đan lục bình, những chiếc rổ, túi xách, hộp đựng và các sản phẩm khác được tạo ra rất tinh tế, sắc sảo. Quá trình đan lục bình yêu cầu sự tập trung và sự khéo léo của người thợ. Người thợ phải chọn lựa các loại sợi phù hợp, đan và ghép chúng thành các hình khối hoặc mẫu mã phức tạp.

Nghề đan lục bình vẫn giữ được sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Những sản phẩm đan lục bình đa dạng, từ những tác phẩm như túi xách, giỏ lục bình có nắp đa năng, thảm tròn, đôn lục bình, nón, đồ trang trí... Các sản phẩm này thường mang trong mình sự tinh tế và độc đáo.

Mẩu sản phẩm mới tại các hộ đan lục bình

Người ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng nghề đan lục bình không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho người thợ, mà còn góp phần trì và phát triển di sản văn hóa. Thông qua việc duy trì và truyền dạy kỹ thuật này, nghề đan lục bình không chỉ mang lại thu nhập cho người làm mà còn giữ được giá trị văn hóa và sự tự hào dân tộc.

Nghề đan lục bình đã góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở Vĩnh Long là một nghề cần được quan tâm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của người dân miền sông nước.

Nghề đan lục bình không chỉ giúp người dân tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, mà còn mang lại thu nhập khá cho họ. Một số sản phẩm đan lục bình có giá trị cao, được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích và sưu tầm.

Chuẩn bị nguyên liệu “lục bình”

Nghề đan lục bình không chỉ thu hút du khách bởi sự độc đáo và tinh tế của sản phẩm, mà còn bởi quá trình thực hiện chúng. Các thợ đan lục bình thường phải tuân theo những qui trình công phu, từ việc chọn lựa nguyên liệu tốt nhất cho đến việc tạo hình chi tiết. Quá trình này yêu cầu kiên nhẫn, khéo léo và tâm huyết, tạo ra những sản phẩm đẹp mắt và độc nhất vô nhị.

Đan lục bình không chỉ là một nghề mà còn là một hình thức nghệ thuật. Những sản phẩm đan lục bình tạo nên một phong cách riêng biệt và thể hiện sự tinh tế của nghệ nhân. Không chỉ trong nước mà ở nhiều quốc gia khác, những tác phẩm đan lục bình đã trở thành vật phẩm được các du khách săn đón để làm quà lưu niệm hoặc trang trí.

Nghề đan lục bình là một nghề có ý nghĩa to lớn với đời sống kinh tế và văn hóa của người dân các vùng sông nước và nghề lục bình cũng là một biểu tượng của sự sáng tạo và khéo léo của người Việt Nam. Hy vọng rằng nghề đan lục bình sẽ được duy trì và phát triển trong tương lai./.

Bài, ảnh: Yêm Nguyễn

Ẩm thực

Địa điểm